CƯỚI, BƯNG QUẢ VỚI VIỆT PHỤC XU HƯỚNG MỚI TỪ LỊCH SỬ

Dưới thời nhà Nguyễn diện tích Việt Nam rộng nhất lịch sử và trong thời vua Gia Long không ai có thể động vào được Việt Nam. Nguyễn Ánh cũng là vị vua coi trọng giáo dục và văn hóa kết quả để lại đến thời nay có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là kiến trúc và văn học của nhà Nguyễn vẫn được lưu giữ như đền đài miếu mạo ở Huế và các di sản văn học nổi trội như Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Tuy nhiên vẫn còn một di sản văn hóa ít được nhắc tới từ thời nhà Nguyễn, trang phục thời nguyễn cũng là một trong những di sản được bảo tồn ưa chuộn đến ngày nay Áo nhật bình, Áo Tấc thời nay thường được mô phỏng thiết kế và hoa văn từ thời nhà Nguyễn. Những mẫu áo này hiện nay đang được rất nhiều người trẻ ưa chuộn trong các dịp lễ cưới cũng như những bộ ảnh ngày tết.

Nhật Bình là một chiếc áo tôn quý truyền thống dành cho các bậc hậu phi thời nhà Nguyễn mà chỉ có chức Tần.trở lên mới được mậc. Có thể nói, Nhật Bình mang trong mình một vẻ đẹp đầy quyền quý, khoác lên mình bộ.Nhật Bình người mặc toát ra dáng về thướt tha, xinh đẹp nhưng vẫn không kém phần khí chất. Áo Tấc giúp chú rể càng thêm hòa hợp, sang trọng khi sánh đôi bên cô dâu mang áo dài Nhật Bình.

(ảnh)

 

1 Gìn giữ nét truyền thống:

Áo dài Nhật Bình, áo Tấc là một dấu mốc trong đời sống văn hóa. Một trang phục được phục dựng lại sau 60 năm mất dấu trong đi sống Việt. Người ta chỉ có thể thấy nó khi tham quan lăng tẩm cung điện ở Huế hoặc sự

kiện Festival Huế. Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì áo Nhật Bình và áo Tấc được quy định là thường, phục cho hậu phi, công chúa. Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp lễ và nhất là ngày cưới.

(ảnh)

Bên cạnh Nhật Bình, Áo Tấc cũng là một loại cổ phục Việt đứng năm thân, tay thụng, cả phải nam và nữ đều mặc được. Vào thời Nguyễn, hầu hết các tầng lớp từ dân cho đến quốc chủ đều có thể lựa chọn Áo Tấc để mặc vào các dịp trang trọng nhất là vào ngày cưới.

 

Ngoài ra, còn lưu giữ lại nét đẹp văn hoá tại Kinh Thành Huế từ lâu được biết đến với nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn về bản sắc văn hóa. Vì vậy, đây là địa điểm lý tưởng để tạo nên một bộ ảnh “để đời” với cổ phục Việt. Nếu chúng ta chọn thực hiện một bộ ảnh với Nhật Bình – Áo Tấc cổ phục Việt tại bối cảnh kinh thành Huế thì đây là 1 sự kết hợp tuyệt vời. Đây cũng là một cách để giới trẻ thể hiện sự trân trọng các giá trị văn hoá của nước nhà. Một việc làm nhỏ nhưng có thể góp phần truyền thừa các giả trị truyền thống cao quý cho các thế hệ sau này.

(ảnh)

 

2 Sự mới lạ trong trang phục cưới:

Chúng ta dường như đã quá quen thuộc với những kiểu trang phục áo cưới trong những năm gần đây. Các cặpthưởng dùng trang phục âu tây, cổ trang Trung Quốc, Hàn Quốc…. Vì vậy, khi các cặp đôi chọn áo dài Nhật Bình, áo Tấc làm đồ cưới đó như là 1 nét mới cho lễ phục cưới. Giới trẻ luôn yêu thích sự mới lạ thì đây là một sự lựa chọn hấp dẫn.

(ảnh)

 

3 Thiết kế sang trọng, tinh tế:

Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hinh chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo. Do hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình chữ nhật ngay trước ngực người mặc, nên được gọi là áo nhật bình. Khắp thân áo trang trí theo thể thức hoa văn chính là dạng hình tròn khép kín, rải rác khắp áo đan xen với các hình phượng múa, hoa lá đính thêm các hạt tuyến lấp lánh.Đặc biệt, trên phần tay áo còn có dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải ngũ hành.

(ảnh)

Bên cạnh đó, áo Tấc là loại áo ngũ thân tay thụng, mặc cùng với quần dài, sở dĩ được gọi là áo Tấc vì viền áo rông đúng một tấc. Đây là loại trang phục truyền thống của người dân Việt Nam chúng ta, thường được dùng,cho cả nam lẫn nữ.

(ảnh)

Áo dài Nhật Bình – Áo Tất như một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc ta. Nếu trong ngày trọng đại của cuộc đời mình, bạn còn phân vân phải chọn cho mình 1 bộ trang phục đám cưới thật đẹp, sang trọng và khác biệt. Thì đừng ngai khoác lên minh bộ trang phục này nhé!

 

 

 

Gửi tin nhắn
Tư vấn 24/24
Hotline 24/7